Thông tin bản quyền: Bản quyền tài liệu thuộc về Bộ Giao Thông Vận Tải. Chúng tôi tôn trọng bản quyền nên thứ tự các câu hỏi trong bộ 200 câu này cũng sẽ được sắp xếp theo đúng thứ tự mà Bộ đã xếp. Dó đó, cách sắp xếp sẽ khác với tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ sở đào tạo lái xe. Anh/chị cần làm quen với điều này!
Điểm mới của bộ câu hỏi ôn tập 200 câu mới này là chỉ có duy nhất 01 đáp án đúng. Ngoài ra, nội dung câu hỏi cũng tương đối dễ, không đánh đố người học như tài liệu trước kia.
Tuy vậy, để giúp học viên học nhanh hiểu sâu, tham gia giao thông đúng luật, chúng tôi kèm theo giải thích đúng đắn và dễ hiểu nhất nhằm giúp mọi học viên đều có thể tự học được. Bên cạnh đó, có nhiều câu có mẹo để các bạn có thể áp dụng lúc vào phòng thi cho nhanh.
Nội dung sách 200 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 2020
Phần 1: Luật giao thông đường bộ Việt Nam cơ bản. Phần này bao gồm các khái niệm, quy tắc tham gia giao thông, đạo đức và văn hóa giao thông, kỹ thuật lái xe.
Phần 2: Là phần biển báo giao thông cơ bản dùng cho người điều khiển mô tô 2 bánh hạng A1. Phần này các anh/chị phải nắm rõ thì mới có thể tham gia giao thông đúng luật.
Phần 3: Là phần xử lý các tình huống trên sa hình. Để làm tốt phần này, các bạn cần phải nắm rõ phần 1 và phần 2 trước. Phần này mô phỏng quá trình tham gia giao thông thực tế khi tham gia giao thông nên khá là thú vị.
Sau khi ôn tập xong, để đảm bảo khả năng hiểu bài, bạn vào ứng dụng luyện thi bằng lái xe máy online trên web này để luyện 8 đề thi thử. Nếu làm tốt 8 đề thi này thì khả năng đậu lý thuyết của bạn gần như tuyệt đối.
200 câu hỏi thi bằng lái xe A1 – Phần 3: Sa Hình gồm 35 câu hỏi các tình huống giao thông thực tế trên sa hình. Phần này khá thú vị, anh/chị cố gắng học hiểu để tham gia giao thông an toàn.
Nguyên tắc nhường đường trên sa hình. Theo thứ tự:
Xe đã vào giao lộ
Xe ưu tiên: Xe cứu hỏa > Xe quân sự, xe công an > Xe cứu thương.
Xe trên đường ưu tiên.
Xe bên phải không vướng xe khác (nhường xe bên phải).
Xe rẽ phải > xe đi thẳng > xe rẽ trái.
Đây là phần rất quan trọng. Với phương châm “Dạy lái xe an toàn”, chúng tôi sẽ giải thích thật là chi tiết để anh/chị có thể hiểu sâu, nhớ lâu, tham gia giao thông đúng luật.
Chúng tôi sẽ giải thích kỹ mọi câu hỏi, nên học xong chắc chắn các anh/chị sẽ trở thành những người giỏi nhất trong ngày thi. Chúng ta bắt đầu:
Phần 3: Giải sa hình
Câu 166: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe tải, xe khách, xe con, mô tô.
Xe tải, mô tô, xe khách, xe con.
Xe khách, xe tải, xe con, mô tô.
Mô tô, xe khách, xe tải, xe con.
Đáp án: 2 Theo thứ tự: 1. Xe tải đi trên đường ưu tiên, đi thẳng. 2. Xe mô tô đi trên đường ưu tiên, rẽ trái. 3. Xe khách đi trên đường không ưu tiên, đi thẳng. 4. Xe con đi trên đường không ưu tiên, rẽ rái.
Câu 167: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe tải, xe con, mô tô.
Xe con, xe tải, mô tô.
Mô tô, xe con, xe tải.
Xe con, mô tô, xe tải.
Đáp án: 3 Trong tình huống này, các xe cùng cấp, ưu tiên nhường cho xe bên phải. Theo thứ tự: 1. Xe mô tô mặc dù rẽ trái nhưng không phải nhường xe bên phải. 2. Xe con đi thẳng. 3. Xe tải rẽ trái.
Câu 168: Trường hợp này xe nào được quyền đi trước?
Mô tô.
Xe con.
Đáp án: 2 Xe mô tô gặp biển báo “STOP” nên dừng lại nhường đường cho xe con đi trước.
Câu 169: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
Mô tô.
Xe cứu thương.
Đáp án: 2 Xe cứu thường là xe ưu tiên nên được đi trước mặc dù đang đi trên đường không ưu tiên.
Câu 170: Theo tín hiệu đèn, xe nào được phép đi?
Xe con và xe khách.
Mô tô.
Đáp án: 1 Xe khách và xe con đèn xanh nên được đi.
Câu 171: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe khách, xe tải, mô tô.
Xe tải, xe con, mô tô.
Xe khách, xe con, mô tô.
Đáp án: 1 Ngã tư có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn. – Xe con rẽ phải trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh, đúng quy tắc giao thông. – Xe khách đi thẳng trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh chỉ cho rẽ trái, vi phạm. – Xe tải rẽ trái vượt đèn đỏ, vi phạm. – Xe mô tô rẽ phải trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh chỉ cho rẽ trái, vi phạm.
Câu 172: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe khách, xe tải, mô tô, xe con.
Xe con, xe khách, xe tải, mô tô.
Mô tô, xe tải, xe khách, xe con.
Mô tô, xe tải, xe con, xe khách.
Đáp án: 3 Đường giao nhau cùng cấp không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, theo quy định phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. Vì vậy, các xe đi theo thứ tự sau: 1. Xe mô tô không phải nhường xe bên phải. 2. Xe tải. 3. Xe khách. 4. Xe con.
Câu 173: Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
Xe tải.
Xe con và mô tô.
Cả ba xe.
Xe con và xe tải.
Đáp án: 1 Có biển báo cấm dừng và đỗ, biển phụ hình “xe tải” đặt bên dưới biển chính. Vì vậy chỉ có xe tải đỗ vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 174: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?
Cả ba hướng.
Chỉ hướng 1 và 3.
Chỉ hướng 1.
Đáp án: 1 Hướng 2 cấm mô tô, không cấm xe gắn máy. Hướng 3 cấm ô tô, cũng không cấm xe gắn máy. Xe gắn máy đi được cả 3 hướng.
Câu 175: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
Cả hai xe.
Không xe nào vi phạm.
Chỉ xe mô tô vi phạm.
Chỉ xe tải vi phạm.
Đáp án: 1 Có biển báo cấm dừng và đỗ, bên dưới biển có đặt biển phụ tác dụng “hướng phía trước và sau biển”. Vì vậy cả hai xe này đều vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 176: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
Chỉ mô tô.
Chỉ xe tải.
Cả ba xe.
Chỉ mô tô và xe tải.
Đáp án: 3 Có biển báo cấm dừng và đỗ, bên dưới biển có đặt biển phụ tác dụng “hướng phía trước và sau biển”. Vì vậy cả hai xe này đều vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 177: Xe tải kéo mô tô ba bánh như hình này có đúng quy tắc giao thông không?
Đúng.
Không đúng.
Đáp án: 2 Xe tải đi vào đường có đặt biển báo “Cấm ô tô kéo moóc”. Với lại, theo luật giao thông đường bộ ô tô không được kéo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô. Vì vậy, xe tải kéo mô tô ba bánh là vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 178: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
Xe con.
Xe mô tô.
Đáp án: 2 Ngã tư có tín hiệu đèn. Xe con và mô tô đều đèn xanh. Theo quy tắc thì mô tô rẽ phải nên được đi trước, xe con rẽ trái đi sau.
Câu 179: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe con (A), mô tô, xe con (B), xe đạp.
Xe con (B), xe đạp, mô tô, xe con (A).
Xe con (A), xe con (B), mô tô + xe đạp.
Mô tô + xe đạp, xe con (A), xe con (B).
Đáp án: 4 Nơi giao nhau cùng cấp, các xe đi theo thứ tự: 1. Xe mô tô và xe đạp không phải nhường cho xe ở bên phải. 2. Xe con (A) đi thẳng. 3. Xe con (B) rẽ trái.
Câu 180: Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
Mô tô.
Xe con.
Đáp án: 1 Nơi ngã tư có đặt biển báo phân biệt đường ưu tiên và không ưu tiên, bên dưới biển phụ chỉ “Hướng đường ưu tiên”. Xe mô tô đi trên đường ưu tiên và đúng hướng đường ưu tiên nên được quyền đi trước.
Câu 181: Xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe khách.
Mô tô.
Xe con.
Xe con và mô tô.
Đáp án: 3 Trong tình huống giao thông này có vạch kẻ đường liền, không cho phép các xe được đè qua vạch, lấn làn đường. Vì vậy xe con quay đầu là vi phạm quy tắc giao thông. Xe khách đi thẳng, xe mô tô vượt bên trái xe khách là đúng quy tắc giao thông.
Câu 182: Các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Các xe ở phía tay phải và tay trái của người điều khiển được phép đi thẳng.
Cho phép các xe ở mọi hướng được rẽ phải.
Tất cả các xe phải dừng lại trước ngã tư, trừ những xe đã ở trong ngã tư được phép tiếp tục đi.
Đáp án: 3 Nơi giao nhau có người điều khiển giao thông, theo quy định thì người điều khiển giao thông giơ tay thẳng đứng báo hiệu cho tất cả các xe phải dừng lại trước ngã tư, trừ những xe đã ở trong ngã tư được phép tiếp tục đi.
Câu 183: Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?
Mô tô, xe con.
Xe con, xe tải.
Mô tô, xe tải.
Cả ba xe.
Đáp án: 3 Người điều khiển giao thông dang ngang hai tay báo hiệu cho người tham gia giao thông phía bên tay phải và bên tay trái người điều khiển được đi, phía trước và phía sau người điều khiển dừng lại. Vì vậy xe tải và mô tô được đi, xe con dừng lại.
Câu 184: Trong hình dưới đây, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?
Chỉ xe khách, mô tô.
Tất cả các loại xe trên.
Không xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông.
Đáp án: 2 Nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn. Các xe phải tuân thủ quy tắc như sau: – Xe khách và mô tô ở làn đường có tín hiệu đèn màu đỏ, phải dừng lại. – Xe tải và xe con chạy trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh và đi đúng hướng. Vì vậy, tất cả các xe đều chấp hành đúng quy tắc giao thông.
Câu 185: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe mô tô được phép đi?
Cả ba hướng.
Hướng 1 và 2.
Hướng 1 và 3.
Hướng 2 và 3.
Đáp án: 3 – Hướng số 2 có biển “Cấm mô tô” nên mô tô không được vào. – Hướng số 3 có biển “Cấm xe ô tô”, biển này không cấm xe mô tô nên mô tô được vào.
Câu 186: Trong trường hợp này, thứ tự xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Xe công an, xe quân sự, xe con + mô tô.
Xe quân sự, xe công an, xe con + mô tô.
Xe mô tô + xe con, xe quân sự, xe công an.
Đáp án: 2 Nơi giao nhau có xe ưu tiên (xe công an và xe quân sự có quyền ưu tiên ngang nhau) và cũng có biển báo phân biệt đường ưu tiên và đường không ưu tiên. Thứ tự các xe đi như sau: 1. Xe quân sự đi trên đường ưu tiên, đi thẳng, không phải nhường đường cho xe bên phải. 2. Xe công an rẽ trái, phải nhường đường cho xe quân sự bên phải. 3. Xe con và xe mô tô đi thẳng.
Anh/chị lưu ý! Trên mạng có rất nhiều hướng dẫn nói rằng xe quân sự được ưu tiên hơn xe công an. Nếu không nói rõ anh/chị sẽ hiểu sai. Theo Điều 22, khoản 1, mục b) của luật giao thông đường bộ Việt Nam thì xe quân sự và xe công an có quyền ưu tiên ngang nhau. Vì vậy, cần phải xem xét thêm các điều kiện khác như đèn tín hiệu, đường ưu tiên, nhường bên phải, hướng chạy.
Câu 187: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe con (E), mô tô (C).
Xe tải (A), mô tô (D).
Xe khách (B), mô tô (C).
Xe khách (B), mô tô (D).
Đáp án: 1 Trong trường hợp này, đường giao thông có biển chỉ dẫn đường dành cho các loại xe và vạch kẻ phân làn đường xe chạy. Xe con (E) đi trong làn đường dành cho xe mô tô nên vi phạm. Xe mô tô (C) đi trong làn đường dành cho xe ô tô nên vi phạm luôn.
Câu 188: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe con (B), mô tô (C).
Xe con (A), mô tô (C).
Xe con (E), mô tô (D).
Tất cả các loại xe trên.
Đáp án: 3 Xe con (E) đi trong làn đường dành cho xe mô tô nên vi phạm. Xe mô tô (D) đi trong làn đường dành cho xe khách nên vi phạm.
Câu 189: Bạn có được phép vượt xe mô tô phía trước không?
Cho phép.
Không được vượt.
Đáp án: 2 Không được vượt xe ở nơi đường giao nhau nên xe của bạn không được vượt xe mô tô phía trước.
Câu 190: Theo tín hiệu đèn của xe cơ giới, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe mô tô.
Xe ô tô con.
Không xe nào vi phạm.
Cả hai xe.
Đáp án: 4 Nơi đường giao nhau có đặt biển báo “Các xe chỉ được đi thẳng”. – Xe ô tô bật đèn báo chuyển hướng sang trái, vi phạm. – Xe mô tô bật đèn báo chuyển hướng sang phải, vi phạm.
Câu 191: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe con.
Xe tải.
Xe con, xe tải.
Đáp án: 2 Nơi ngã tư có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn. – Xe khách và mô tô trên làn có tín hiệu đèn màu đỏ dừng lại. – Xe con trên làn có tín hiệu đèn màu xanh, rẽ phải là đúng quy tắc giao thông. – Xe tải đi trên làn có tín hiệu đèn màu xanh phải đi thẳng nhưng lại rẽ trái là vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 192: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe tải, xe con.
Xe khách, xe con.
Xe khách, xe tải.
Đáp án: 3 – Mô tô và xe con ở làn đường có tín hiệu đèn màu xanh rẽ phải là đúng quy tắc giao thông. – Xe khách đi thẳng ở làn đường có tín hiệu đèn màu xanh chỉ cho phép rẽ trái, vi phạm quy tắc giao thông. – Xe tải rẽ trái vượt đèn đỏ là vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 193: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
Xe con, xe tải, xe khách.
Xe tải, xe khách, xe mô tô.
Xe khách, xe mô tô, xe con.
Cả bốn xe.
Đáp án: 2 – Xe con rẽ phải đi trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh là đúng quy tắc giao thông. – Xe khách đi thẳng trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh chỉ hướng rẽ trái, vi phạm. – Xe tải và mô tô vượt đèn đỏ là vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 194: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?
Xe tải, mô tô.
Xe khách, mô tô.
Xe tải, xe con.
Mô tô, xe con.
Đáp án: 2 – Xe con rẽ phải đi trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh là đúng quy tắc giao thông. – Xe khách đi thẳng trên làn đường có tín hiệu đèn màu xanh chỉ hướng rẽ trái, vi phạm. – Xe tải và mô tô vượt đèn đỏ là vi phạm quy tắc giao thông.
Câu 195: Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
Xe của bạn, mô tô, xe con.
Xe con, xe của bạn, mô tô.
Mô tô, xe con, xe của bạn.
Đáp án: 3 Nơi đường giao nhau có đặt biển “Giao nhau với đường ưu tiên” và biển phụ “Hướng đường ưu tiên”. Thứ tự các xe đi như sau: 1. Mô tô đi trên đường ưu tiên. 2. Xe con đi thẳng trên đường không ưu tiên. 3. Xe của bạn đi trên đường không ưu tiên, phải nhường cho xe con bên phải.
Câu 196: Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
Xe của bạn, mô tô, xe con.
Xe con, xe của bạn, mô tô.
Mô tô, xe con, xe của bạn.
Đáp án: 2 Nơi giao nhau cùng cấp, thứ tự các xe đi như sau: 1. Xe con rẽ phải, không phải nhường xe bên phải. 2. Xe của bạn đi thẳng. 3. Xe mô tô rẽ trái.
Câu 197: Bạn xử lý thế nào trong trường hợp này?
Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe tải và xe đạp.
Giảm tốc độ, rẽ phải sau xe tải và xe đạp.
Tăng tốc độ, rẽ phải sau xe đạp.
Đáp án: 2 Luật giao thông đường bộ quy định trong khi chuyển hướng phải giảm tốc độ, nhường đường cho xe đạp đang đi trên phần đường của họ. Ở tình huống giao thông này xe tải đã đi vào đường giao nhau. Vì vậy, xe của bạn phải giảm tốc độ, rẽ phải sau xe tải và xe đạp.
Đáp án: 1 Tại nơi giao nhau với đường sắt, khi đèn tín hiệu màu đỏ, các xe phải dừng lại trước vạch dừng. – Xe mô tô dừng sau vạch dừng, vi phạm. – Xe con dừng trước vạch dừng là đúng quy định.
Câu 199: Xe của bạn đang di chuyển gần đến khu vực giao cắt với đường sắt, khi rào chắn đang dịch chuyển, bạn điều khiển xe như thế nào là đúng quy tắt giao thông?
Quan sát nếu thấy không có tàu thì tăng tốc cho xe vượt qua đường sắt.
Dừng lại trước rào chắn một khoảng cách an toàn.
Ra tín hiệu, yêu cầu người gác chắn tàu kéo chậm Barie để xe bạn qua.
Đáp án: 2 Dừng lại trước rào chắn một khoảng cách an toàn.
Câu 200: Trong tình huống dưới đây, xe đầu kéo kéo rơ moóc (xe container) đang rẽ phải, xe con màu xanh và xe máy phía sau xe container đi như thế nào để đảm bảo an toàn?
Vượt về phía bên phải để đi tiếp.
Giảm tốc độ chờ xe container rẽ xong rồi tiếp tục đi.
Vượt về phía bên trái để đi tiếp.
Đáp án: 2 Tại nơi đường giao nhau thì không được vượt xe. Trong tình huống này, giảm tốc độ chờ xe container rẽ xong rồi tiếp tục đi.
Như vậy là anh/chị đã hoàn thành xong phần 3 – sa hình. Xem lại các phần trước:
200 câu hỏi thi bằng lái xe máy A1 – Phần 2: Biển Báo gồm 65 câu hỏi về các biển báo giao thông cơ bản.
Phần biển báo tương đối dễ. Tuy nhiên, để các anh/chị hiểu sâu và tham gia giao thông đúng luật, chúng tôi cũng sẽ kèm giải thích chi tiết nhất có thể.
Câu 101: Biển nào dưới đây xe gắn máy được phép đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 3 Biển 1 cấm xe mô tô thì xe gắn máy vẫn được đi vào. Biển 2 cấm xe ô tô, không cấm xe gắn máy.
Câu 102: Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô hai bánh đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 1 Biển 2 và 3 cấm ô tô, xe mô tô vào được.
Câu 103: Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào?
Không biển nào.
Biển 1 và 2.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3 Biển 2 và 3 cấm ô tô, xe mô tô vào được.
Câu 104: Biển nào cấm quay đầu xe?
Biển 1.
Biển 2.
Không biển nào.
Cả hai biển.
Đáp án: 2 Chú ý! Luật mới quy định biển cấm rẽ trái (biển 1) vẫn được quay đầu.
Câu 105: Biển nào cấm xe rẽ trái?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 1
Câu 106: Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?
Biển 1.
Biển 2.
Không biển nào.
Đáp án: 2
Câu 107: Biển nào cấm các phương tiện giao thông đường bộ rẽ phải?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 1 Biển 3 chỉ cấm các loại xe ô tô. Còn biển 1 và 2 thì cấm tất cả các phương tiện giao thông đường bộ rẽ phải luôn.
Câu 108: Biển nào cấm các phương tiện giao thông đường bộ rẽ trái?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 1 Biển 3 chỉ cấm các loại xe ô tô. Còn biển 1 và 2 thì cấm tất cả các phương tiện giao thông đường bộ rẽ trái luôn.
Câu 109: Biển nào cho phép xe rẽ trái?
Biển 1.
Biển 2.
Không biển nào.
Đáp án: 2
Câu 110: Biển nào xe quay đầu không bị cấm?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 3 Biển 1: cấm rẽ trái, được quay đầu. Biển 2: khu vực quay xe.
Câu 111: Biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 1
Câu 112: Biển nào là biển “Cấm đi ngược chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 2 Hỏi tên biển báo nên chỉ chọn Biển 2.
Câu 113: Biển nào dưới đây các phương tiện không được phép đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 1 và 2.
Đáp án: 3 Hỏi về quy tắc nên chọn cả biển 1 và biển 2. Biển 1: Đường cấm, các loại xe không được đi vào (trừ xe ưu tiên). Biển 2: Cấm đi ngược chiều, các loại xe cũng không được đi vào khi thấy biển này (trừ xe ưu tiên).
Câu 114: Khi gặp biển nào xe ưu tiên theo luật định vẫn phải dừng lại?
Biển 1.
Biển 2.
Cả ba biển.
Đáp án: 2 Biển STOP tất cả các xe phải dừng lại nhường đường kể cả xe ưu tiên.
Câu 115: Biển nào cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe thô sơ đi lại trên đường, trừ xe ưu tiên theo luật định (nếu đường vẫn cho xe chạy được)?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 1 Biển 1 cấm tất cả các loại xe đi vào trừ xe ưu tiên.
Câu 116: Gặp biển nào xe xích lô được phép đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 1 và biển 2.
Đáp án: 4 Biển 1 và biển 2 là biển cấm xe ba bánh có động cơ nên xe xích lô vào được.
Câu 117: Gặp biển nào xe lam, xe xích lô máy được phép đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 3 Biển 3 chỉ cấm xe xích lô (đạp), không cấm xe lam và xe xích lô có động cơ (gọi chung là xe ba bánh có động cơ).
Câu 118: Biển này có ý nghĩa như thế nào?
Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm cho các phương tiện là 70 km/h.
Tốc độ tối thiểu cho phép về ban đêm cho các phương tiện là 70 km/h.
Đáp án: 1 Biển tròn viền đỏ có ký hiệu số bên trong là biển tốc độ tối đa cho phép.
Câu 119: Chiều dài đoạn đường 500 m từ nơi đặt biển này, người lái xe có được phép bấm còi không?
Được phép.
Không được phép.
Đáp án: 2 Giải nghĩa biển báo: Biển báo chính là biển cấm bóp còi. Biển báo phụ 500m nằm giữa 2 mũi tên ý nghĩa là biển này có tác dụng trong phạm vi 500 mét tính từ nơi đặt biển.
Câu 120: Biển nào xe mô tô hai bánh được đi vào?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Đáp án: 2 Biển phụ đặt dưới biển số 2 có hình xe mô tô. Ý nghĩa: Cấm xe mô tô đi vào. Biển 1 và biển 3 là biển cấm ô tô con và xe tải nên xe mô tô vào được.
Câu 121: Biển nào xe mô tô hai bánh không được đi vào?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2
Câu 122: Biển báo nào báo hiệu bắt đầu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu dân cư, các phương tiện tham gia giao thông phải tuân theo các quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư?
Biển 1.
Biển 2.
Đáp án: 1
Câu 123: Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 1 và 3.
Đáp án: 1 Cần suy nghĩ kỹ mới trả lời đúng. Biển 1: nhường đường cho người đi bộ. Biển 2: cấm người đi bộ. Biển 3: đường chỉ dành cho người đi bộ. Nhiều anh/chị sẽ chọn biển 1 và 3. Tuy nhiên, biển 3 là biển chỉ dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào nên không có cơ hội để nhường đâu! 🙂
Câu 124: Biển nào chỉ dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
Biển 1.
Biển 1 và 3.
Biển 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3 Đã giải thích ở câu trên.
Câu 125: Biển nào báo hiệu “Đường dành cho xe thô sơ”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 1
Câu 126: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
Biển 1.
Biển 1 và 2.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 4 Biển có dạng tam giác đều viền đỏ nền vàng là biển báo nguy hiểm. Cả 3 biển đều báo hiệu nơi giao nhau (với đường sắt, với đường ưu tiên, có tín hiệu đèn).
Câu 127: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”?
Biển 1.
Biển 2 và 3.
Biển 3.
Đáp án: 1
Câu 128: Biển nào báo hiệu “Giao nhau có tín hiệu đèn”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3
Câu 129: Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 2 Biển 1: giao nhau với đường sắt có rào chắn. Biển 3: giao nhau vuông gốc với đường sắt không có rào chắn.
Câu 130: Biển nào báo hiệu đường sắt giao nhau với đường bộ không có rào chắn?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3 Biển 2 và biển 3.
Câu 131: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau với đường bộ và đường sắt?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 1 và 3.
Đáp án: 1 Biển 3 là biển giao nhau với đường tàu điện.
Câu 132: Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 2 Biển 1: giao nhau với đường không ưu tiên Biển 3: bắt đầu đoạn đường ưu tiên. Khi nhìn thấy 2 biển này, anh/chị hiểu rằng mình đang đi trên đường ưu tiên nên sẽ được ưu tiên qua nơi giao nhau.
Câu 133: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường không ưu tiên”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 2 và 3.
Đáp án: 1
Câu 134: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường ưu tiên”?
Biển 1 và 3.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2
Câu 135: Biển nào báo hiệu “Đường bị thu hẹp”?
Biển 1 và 2.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 1 Biển 1: đường bị hẹp cả hai bên. Biển 2: đường bị hẹp bên trái.
Câu 136: Khi gặp biển nào, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía đường bị hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều?
Biển 1.
Biển 1 và 3.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3 Nội dung câu hỏi đang hỏi về đường hẹp, chọn biển 2 và biển 3.
Câu 137: Biển nào báo hiệu “Đường giao nhau” của các tuyến đường cùng cấp?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 1
Câu 138: Biển nào báo hiệu “Đường đôi”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2 Biển 1: được ưu tiên qua đường hẹp. Biển 2: vào đường đôi (tức là báo hiệu đường đôi) Biển 3: hết đường đôi. Chỉ chọn biển 2 thôi.
Câu 139: Biển nào báo hiệu “Đường đôi”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 3
Câu 140: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường hai chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 1
Câu 141: Biển nào báo hiệu “Đường hai chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2
Câu 142: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường hai chiều”?
Đáp án: 2 Biển 2: chú ý chướng ngại vật, vòng tránh sang 2 bên. Biển 3: chú ý chướng ngại vật, vòng tránh sang bên trái.
Câu 144: Gặp biển nào người tham gia giao thông phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường?
Biển 1.
Biển 2.
Đáp án: 2
Câu 145: Biển nào chỉ dẫn nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2
Câu 146: Biển báo này có ý nghĩa gì?
Báo hiệu đường có ổ gà, lồi lõm.
Báo hiệu đường có gồ giảm tốc phía trước.
Đáp án: 2
Câu 147: Biển nào (đặt trước ngã ba, ngã tư) cho phép xe được rẽ sang hướng khác?
Biển 1.
Biển 2.
Không biển nào.
Đáp án: 3 Biển 1: hướng đi thẳng phải theo. Biển 2: chỉ được rẽ trái hoặc rẽ phải.
Câu 148: Biển nào báo hiệu “Hướng đi thẳng phải theo”?
Biển 1.
Biển 2.
Đáp án: 1 Biển 1: hướng đi thẳng phải theo. Biển 2: chỉ được rẽ trái hoặc rẽ phải.
Câu 149: Biển nào báo hiệu “Đường một chiều”?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Đáp án: 2 Biển 1: hướng đi thẳng phải theo. Biển 2: đường một chiều.
Câu 150: Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết tốc độ tối đa cho phép”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 1 Biển 1: Hết hạn chế tốc độ tối đa. Biển 2: Hết mọi lệnh cấm. Biển 3: Hết hạn chế tốc độ tối thiểu. Biết rằng biển 2 cũng bao gồm ý nghĩa hết hạn chế tốc độ tối đa. Nhưng câu hỏi chỉ hỏi tên của biển báo (trong ngoặc kép) nên chỉ chọn biển 1.
Câu 151: Hiệu lực của biển “Tốc độ tối đa cho phép” hết tác dụng khi gặp biển nào dưới đây?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 1 và 2.
Đáp án: 4 Hiểu thật rõ ý nghĩa câu hỏi: Ý của câu hỏi là, trước đó có biển “Tốc độ tối đa cho phép”. Sau đó, chúng ta gặp biển 1, biển 2 hay biển 3 thì biển “Tốc độ tối đa cho phép” hết hiệu lực? Đó là biển 1 và biển 2: – Biển 1: Hết hạn chế tốc độ tối đa. – Biển 2: Hết mọi lệnh cấm (bao gồm lệnh hạn chế tốc độ tối đa).
Câu 152: Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 3
Câu 153: Biển nào dưới đây báo hiệu hết cấm vượt?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 2 và 3.
Đáp án: 4 Biển 2: Hết mọi lệnh cấm, bao gồm hết cấm vượt. Biển 3: Hết cấm vượt. Hỏi về quy tắc giao thông, không hỏi tên biển báo (không có để trong ngoặc kép) nên chọn cả biển 2 và biển 3.
Câu 154: Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết mọi lệnh cấm”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Cả ba biển.
Đáp án: 2
Câu 155: Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Không biển nào.
Đáp án: 1 Biển 1: hình người hướng lên là chỉ dẫn qua cầu vượt. Biển 2: hình người hướng xuống là chỉ dẫn qua hầm chui.
Câu 156: Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?
Biển 1.
Biển 2.
Cả hai biển.
Không biển nào.
Đáp án: 2 Biển 1: hình người hướng lên là chỉ dẫn qua cầu vượt. Biển 2: hình người hướng xuống là chỉ dẫn qua hầm chui.
Câu 157: Biển nào báo hiệu “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật”?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Đáp án: 2
Câu 158: Gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?
Dừng xe tại khu vực có trạm Cảnh sát giao thông.
Tiếp tục lưu thông với tốc độ bình thường.
Phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Đáp án: 3
Câu 159: Biển số 1 có ý nghĩa gì?
Đi thẳng hoặc rẽ trái trên cầu vượt.
Đi thẳng hoặc rẽ phải trên cầu vượt.
Báo hiệu cầu vượt liên thông.
Đáp án: 3 Biển 1: Báo hiệu cầu vượt liên thông. Biển 2 và 3: Tuyến đường cầu vượt cắt qua.
Câu 160: Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều?
Vạch 1.
Vạch 2.
Vạch 3.
Vạch 1 và 2.
Đáp án: 4 Vạch trắng: Phân chia các làn xe chạy cùng chiều nhau. Vạch vàng: hân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.
Câu 161: Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
Vạch 1.
Vạch 2.
Vạch 3.
Cả 3 vạch.
Đáp án: 2 Vạch vàng: phân chia hai chiều xe chạy. Vạch liền: không lấn làn, không đè vạch. Vạch đứt: cho đè vạch.
Câu 162: Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường)?
Vạch 1.
Vạch 2.
Vạch 3.
Vạch 1 và 3.
Đáp án: 4 Vạch vàng: phân chia hai chiều xe chạy.
Câu 163: Các vạch dưới đây có tác dụng gì?
Phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.
Phân chia các làn xe chạy cùng chiều nhau.
Đáp án: 1
Câu 164: Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?
Vạch 1.
Vạch 2.
Vạch 3.
Vạch 1 và vạch 3.
Đáp án: 4 Vạch liền: không cho đè vạch. Vạch đứt: cho đè vạch.
Câu 165: Vạch dưới đây có ý nghĩa gì?
Vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Báo cho người điều khiển được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Dùng để xác định vị trí giữa các phương tiện trên đường.
Đáp án: 1
Như vậy là anh/chị đã hoàn thành xong phần 2 – biển báo. Xem thêm các phần khác:
Trước khi bắt đầu, mình xin giới thiệu sơ qua về phần mềm luyện thi lý thuyết A1, A2 của bộ GTVT.
Ưu điểm lớn nhất của phần mềm là giao diện và cấu trúc đề thi giống hệt phần mềm thi sát hạch dùng cho học viên thi giấy phép lái xe A1, A2 áp dụng cho tất cả các sân thi trên toàn quốc.
Phần mềm chỉ tương thích với máy tính sử dụng hệ điều hành Window. Máy tính Apple và các thiết bị di động không sử dụng được.
Phần mềm tạo đề thi ngẫu nhiên, nên các anh/chị phải ôn tập trước trong sách ôn tập hoặc luyện đề thi cố định online:
Sau đó giải nén. Trong thư mục đã giải nén, bạn nhấp vào file TuluyenMoto.exe để mở đề thi.
Bước 2: Chọn đề thi và làm bài
1. Nhập 1 nếu thi A1, nhập 2 nếu thi A2 và ô “Số báo danh” 2. Nhấp “Kiểm tra thông tin thí sinh” 3. Nhấp “Vào Ôn luyện”1. Chọn đáp án bằng các phím số 1-2-3-4 trên bàn phím. 2. Qua câu hỏi tiếp theo bấm mũi tên xuống trên bàn phím.
Bước 3: Kết thúc và xem kết quả
Làm xong, bạn nhấp nút “KẾT THÚC” ở góc dưới bên phải, sau đó chọn OK.Xem đáp án đúng bằng cách bấm vào nút “Xem bài thi”Bảng mô tả ở góc dưới bên trái là bảng đáp án đúng của đề thi.
Nếu anh/chị gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình tải phần mềm, sử dụng, ôn luyện,… hãy comment bên dưới.
Nếu anh/chị ôn luyện hiệu quả hãy chia sẻ để cộng đồng cũng nhận được bộ đề luyện thi hiệu quả như anh/chị!
Chúc anh/chị và các bạn ôn tập tốt, xuất sắc vượt qua bài thi sát hạch!
“Hướng dẫn thi bằng lái xe máy A1 – Cẩm nang từ A – Z” là tài liệu hướng dẫn chi tiết các vấn đề mà một một người thi giấy phép lái xe A1 cần phải biết.
Hướng dẫn thi bằng lái xe máy A1
Bằng lái xe A1 là gì?
Bằng lái xe (giấy phép lái xe) là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép tham gia giao thông bằng xe cơ giới trên các con đường công cộng.
Bằng lái xe A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Nói ngắn gọn là các dòng xe 2 bánh phổ biến ngoài đường sử dụng giấy bằng lái xe A1 để tham gia giao thông các bạn nhé!
Điều kiện thi bằng lái xe máy 2020
Là công dân Việt Nam hoặc người quốc tịch nước ngoài được phép cư trú, học tâp hoặc làm việc tại Việt Nam.
Đủ 18 tuổi trở lên (tính cả ngày tháng năm sinh).
Về sức khỏe, yêu cầu phải đảm bảo đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn lái xe mô tô của Bộ giao thông vận tải.
Lịch thi bằng lái xe máy A1 2020
Bạn cần tham khảo trước lịch thi để có thể chuẩn bị, sắp xếp lịch làm việc, học tập của bạn cho phù hợp. Để đến ngày thi, bạn chỉ cần tập trung vào thi cử cho tốt.
Thông thường, trung tâm Dạy Lái Xe An Toàn luôn có 2 ngày thi vào T7 và CN hàng tuần để học viên dễ sắp xếp. Tuy nhiên, đôi lúc cũng tăng cường thêm các ngày T5 và T6 trong tuần để một số bạn không thi vào cuối tuần được vẫn có cơ hội được thi.
01 đơn xin sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng A1
01 CMND photo hoặc Passport photo
01 mẫu giấy khám sức khỏe
06 ảnh 3×4 nền xanh
01 bản photo bằng lái xe ô tô (nếu có)
Hướng dẫn ghi hồ sơ thi giấy phép lái xe
Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Số CMND, ngày cấp, nơi cấp.
Đặc biệt nếu đã có giấy phép lái xe ô tô thì phải điền vào để được miễn thi phần lý thuyết
Hình thẻ, bạn phải chụp hình trực tiếp với phong nền xanh (không được sử dụng hình photoshop). Chú ý tóc tai gọn gàng, không để tóc che chân mày, che tai, che mắt, và không được đeo kính.
Ghi danh tại Trường Dạy Lái Xe An Toàn thì bạn chỉ cần chuẩn bị trước CMND gốc là được. Các loại giấy tờ, hồ sơ và điền đơn như thế nào sẽ có nhân viên hướng dẫn chi tiết ngay tại văn phòng luôn!
Ôn tập lý thuyết và thực hành thi bằng lái xe A1
Ôn tập lý thuyết
Sách 200 câu hỏi ôn thi giấp phép lái xe A1
Tài liệu ôn tập thi sát hạch lái xe mô tô hạng A1 là quyển 200 câu hỏi. Khi bạn đăng ký sẽ được cấp tài liệu ôn tập này. Bạn cũng có thể học online qua tài liệu ôn thi miễn phí của trung tâm Dạy Lái Xe An Toàn theo link sau:
Phần 2: Biển báo giao thông (từ câu 101 đến câu 165)
Phần 3: Các tình huống sa hình (từ câu 166 đến 200)
Sau khi học quyển tài liệu 200 câu hỏi, bạn nên vào phần mềm thi thử bằng lái xe A1 để luyện thi thêm. Đây là bộ đề thi chuẩn toàn quốc của Bộ GTVT. Luyện nhuần nhuyễn bộ đề thi này là bạn sẽ vượt qua phần thi lý thuyết một cách vô cùng dễ dàng.
Luyện nhuần nhuyễn bộ đề thi này là bạn sẽ vượt qua phần thi lý thuyết một cách vô cùng dễ dàng! Không quá 3 phút là làm xong bài thi!
Trong phần mềm này, có 8 đề thi thử trực tuyến, mỗi đề có 25 câu hỏi, thời gian thi là 19 phút, yêu cầu đạt 21/25 câu là đậu phần thi lý thuyết và không sai câu hỏi điểm liệt. Trong 25 câu mỗi đề bao gồm:
11 câu: khái niệm, quy tắc, tốc độ, đạo đức khi tham gia giao thông.
7 câu: biển báo giao thông cơ bản.
7 câu: tình huống trên sa hình.
Cách luyện thi siêu tốc – Hướng dẫn thi bằng lái xe máy cho học sinh lớp 3! 🙂
Để ôn tập phần mềm thi bằng lái xe được hiệu quả nhất, bạn nên làm nhuần nhuyễn 8 đề thi và làm mọi lúc mọi nơi khi bạn có thời gian rảnh. Đây là cách học đơn giản bạn có thể áp dụng nhé:
Bước 1: Đầu tiên khi mở phần mềm ôn thi lên, nhấn vào đề đầu tiên và bấm kết thúc, mục đích muốn xem đáp án trước thôi.
Bước 2: Đọc nội dung câu hỏi và chỉ học đáp án đúng của các câu hỏi trong bộ đề, vì những câu sai dễ làm bạn phân vân giữa đáp án đúng và sai. Học hết đáp án đúng của 25 câu trong bộ đề.
Bước 3: Bắt đầu làm lại đề, câu nào nhớ đáp án chính xác làm trước, không nhớ bỏ qua. Hoàn thành 25 câu bấm kết thúc và xem kết quả thi của bạn. Chú ý xem lại đáp án của những câu chưa làm hoặc làm sai nhé. (Đáp sán sai => tô màu đỏ, đáp án đúng => tô màu xanh).
Bước 4: Làm đi làm lại một đề khi nào đạt 25/25 câu là hoàn thành một đề thi.
Trên đây là cách ôn tập của những bạn dở nhất của trung tâm mình đấy! Các bạn có trình độ thì dễ ẹc, học sao cũng đậu hết! 🙂
Ôn tập thực hành lái xe sa hình
Hiện tại, tất cả các sân thi đều áp dụng công nghệ trong việc chấm điểm thực hành nên sẽ khó khăn đôi chút. Ngoài ra, xe thi là xe số nên sẽ rất khó khăn cho một số bạn chạy xe ga. Lời khuyên chân thành là bạn nên thuê xe để tập trước, đừng vì tiếc vài chục ngàn mà bỏ qua.
Rất nhiều văn phòng ghi danh không dặn dò kỹ cho thí sinh điều này nên bạn phải tự ý thức tập luyện để khi thi bạn phải khỏi bối rối, hoang mang.
Quy trình thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1
Bước 1: Chuẩn bị
Ngày thi bạn phải mang theo CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu (Passport) gốc và 01 cây bút.
Ăn mặc gọn gàng. Các bạn nam nhớ mặc quần dài nhé! 🙂
Bước 2: Tập xe trước giờ thi
Việc chấm điểm thực hành bằng thiết bị cảm ứng làm giảm tỷ lệ đậu thực hành, nên một số hội đồng cho thí sinh tập trước giờ thi để quen xe. Do mỗi đợt thi có khá đông thí sinh, nên mỗi thí sinh không tập được nhiều, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua.
Lưu ý: không phải hội đồng nào cũng cho bạn tập xe trước giờ thi nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký.
Bước 3: Điền biên bản tổng hợp
Bạn tập xe xong, vào phòng chờ xin biên bản và điền vào theo hướng dẫn.
Sau khi điền xong, bạn kẹp CMND vào và nộp lại rồi chờ gọi tên thi lý thuyết.
Bạn chú ý điền đúng các thông tin theo mẫu bên dưới:
Bước 4: Thi lý thuyết
Vào phòng thi, bạn nhập số báo danh vào máy tính, máy tính sẽ hiển thị thông tin cá nhân của bạn.
Nhớ kiểm tra thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, hình ảnh xem có chính xác 100% không. Nếu có sai sót thì bạn hãy báo ngay cho hội đồng để cập nhật lại.
Nhấn phím số (1,2,3,4) hoặc dùng chuột để chọn đáp án hoặc bỏ chọn.
Nhấn phím mũi tên (lên, xuống) hoặc dùng chuột để chuyển qua câu hỏi khác.
Làm bài xong nhớ kiểm tra lại rồi nhấn “KẾT THÚC” để nộp bài thi lý thuyết.
Trên màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi lý thuyết của bạn.
Sau cùng, lên bàn hội đồng thi ký tên và xuống sân thi thực hành.
Bước 5: Thi thực hành
Khi giám khảo gọi tên nhận xe, bạn lưu ý số xe mình chuẩn bị nhận để thi. Khi hệ thống đọc đến số xe của bạn thì bạn bắt đầu xuất phát. Phải hoàn thành đúng và đủ 04 phần thi dưới đây:
1/ Đường hình số 8: Bạn vào vạch “Xuất phát” bắt đầu cho xe vào hình số 8, sau đó rẽ phải và đi một vòng theo hình số 8. Điều khiển xe theo hướng ra của vòng số 8 và tiếp tục đến bài thi “Đường thẳng”.
2/ Đường thẳng: Bạn cho xe chạy thẳng đến hết quãng đường được vẽ của hình “Đường thẳng”. Hết bài đường thẳng bạn vòng về bên phải để vào “Đường có vạch cản”.
3/ Đường vạch cản: Vào bài thi qua đường có vạch cản, bạn cần tránh những vạch cản màu trắng dưới đường (đánh võng á). Hết bài vạch cản bạn rẽ trái để vào bài thi qua “Đường gồ ghề”.
4/ Đường gồ ghề: Bạn cần chắc tay lái và giữ vững xe (vì gờ khá cao) điều khiển xe chạy hết phần gồ ghề là tới vạch “Kết thúc”.
Xe vừa cán qua vạch kết thúc máy sẽ thông báo kết quả đậu/trượt. Bạn điều khiển xe về vạch xuất phát và trả xe.
Cuối cùng, bạn đến bàn giám khảo ký tên vào biên bản kết quả thi thực hành. Kết thúc!
Bí quyết để hoàn thành bài thi thực hành một cách nhẹ nhàng là bạn cần luyện trước. Trong lúc thi thì cho xe chạy chậm chậm thôi, tập trung bào bài thi, đừng để ý đến những thứ xung quanh.
Thi đậu, lấy bằng và thi rớt, thi lại
Khi nhận được kết quả thi báo đậu thì ở phần thi lý thuyết hay thực hành bạn cũng nên ký tên vào biên bản kết quả thi. Rất quan trọng nên bạn cần lưu ý nhé!
Sau khi ký tên vào biên bản thi đậu của 2 phần thi, khoảng 2-3 tuần sau bạn sẽ nhận được thông báo từ trung tâm, để lên trung tâm nhận bằng. Lưu ý: lấy bằng tại văn phòng ghi danh chứ không phải tại sân thi sát hạch nhé!
Trường hợp thi rớt phần thi nào thì quay lại trung tâm đóng tiền thi lại phần đó. Thường là 2-3 tuần bạn sẽ được trung tâm sắp xếp thi lại.
Tra cứu thông tin bằng lái xe A1
Sau khi thi xong, cỡ 3-4 tuần sở GTVT sẽ cập nhật thông tin bằng lái của bạn lên hệ thống của Tổng cục. Bạn tra cứu theo các bước như bên dưới:
Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu: gplx.gov.vn
Bước 2: Điền thông tin cơ bản vào form
Số GPLX: là dãy số đỏ gồm 12 chữ số
Loại GPLX: bạn chọn GPLX PET (không thời hạn)
Ngày/năm sinh: bạn nhập theo cấu trúc yyyyMMdd (VD: bạn sinh ngày 30/04/2021 thì nhập vào 20210430)
Nhập mã xác nhận gồm 4 chữ số trên hệ thống.
Bước 3: Nhấp “Tra cứu” và xem kết quả
Hệ thống sẽ hiển thị Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Ngày trúng tuyển,….. Bạn nhớ kiểm tra xem có giống với bằng của mình không nhé.
Làm lại bằng lái xe bị mất
Các bạn lưu ý về quy định khắc khe của giấy phép lái xe A1 vật liệu PET:
Không được thi lại nếu bị mất bằng. Các bạn có thể đăng ký dự thi, đậu, mất tiền nhưng sở GTVT sẽ không in bằng các bạn nhé!
Không được bỏ bằng nếu bị cảnh sát giao thông gữ. Khi bạn vi phạm luật giao thông mà bị giam bằng thì thông tin vi phạm của bạn sẽ được cập nhật lên hệ thông. Lúc này, bạn làm hồ sơ xin cấp lại hoặc đăng ký thi mới đều không ra bằng.
Nếu bị mất bằng đơn thuần thì bạn làm thủ tục xin cấp lại như sau:
Bộ hồ sơ làm lại bằng lái cần có
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 17/2017/TT-BGTVT.
Hồ sơ gốc nếu giấy phép lái xe của bạn là thẻ giấy cũ.
Giấy khám sức khỏe của người lái xe hạng A1 do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định còn thời hạn dưới 6 tháng.
Bản sao chứng minh nhân dân (hoặc các loại giấy tờ tương đương CMND như: thẻ căn cước, Passport)
2 tấm ảnh 3×4 (nền gì cũng được).
Thời gian cấp lại bằng lái xe
Thời gian cấp bằng là 02 tháng 10 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ, lệ phí và chụp hình.
Vì sao lại lâu như vậy? Trong thời gian đó, cơ quan cấp đổi sẽ xác minh bằng lái của bạn có đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch hay không. Nếu không có vấn đề gì thì mới in bằng cho bạn.
Lệ phí thi bằng lái xe A1 là bao nhiêu?
Lệ phí thi bao gồm:
Lệ phí hồ sơ, hình ảnh, tài liệu ôn tập
Lệ phí khám sức khỏe
Lệ phí thi lý thuyết
Lệ phí thi thực hành
Lệ phí cấp bằng PET
Tổng tất cả các lệ phí trên là từ 750.000 VNĐ – 1.050.000 VNĐ.
Vì sao có sự chênh lệch như vậy?
Các lệ phí cơ bản như nhau ở mọi trung tâm. Riêng giấy khám sức khỏe lái xe hạng A1 ở mỗi bệnh viện, trung tâm sẽ có giá khác nhau. Thấp nhất là 180.000đ, cao nhất có thể lên đến 1.500.000đ lận, lệ phí phổ biến là 350.000đ.
Đặc biệt lưu ý: những trung tâm báo giá 400k – 550k mà không nói rõ về lệ phí khám sức khỏe là những trung tâm chiêu trò, cố ý lừa dối học viên.
Đăng ký thi bằng lái xe máy ở đâu?
Địa chỉ ghi danh: 1172i Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM
Có nhiều trung tâm để bạn đăng ký. Tuy nhiên mình sẽ lưu ý giúp bạn chọn được trung tâm uy tín để đăng ký qua những điều sau:
Những trung tâm báo giá 1 đằng, thu tiền 1 nẻo: có rất nhiều trung tâm chiêu trò dạng này. Vì vậy bạn cần phải hỏi rõ ràng tổng lệ phí là bao nhiêu trước khi đăng ký. Mà nói thật với bạn, ngay cả khâu báo giá đã thấy không trung thực rồi thì bạn nghĩ họ sẽ tốt với bạn thật sao? Tỉnh ngộ đi! 🙂
Bạn cần tìm đúng trung tâm có những thầy tâm huyết và nhiệt tình. Có trung tâm luôn tạo ra nội dung chất lượng để chia sẻ cho học viên. Họ còn đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc để làm ra những ứng dụng thật tốt để cho cộng đồng dùng miễn phí. “Hướng dẫn thi bằng lái xe máy A1 – Cẩm nang từ A – Z” này là một ví dụ. Chúng tôi cố gắng trình bày và diễn tả hết tất cả những gì cần thiết nhất cho các bạn.
Và cũng có vô số trung tâm chỉ chờ người khác sáng tạo rồi copy sửa lại rồi cho là của mình. Những trung tâm làm ăn như vậy đáng để cho bạn tin tưởng sao?
Còn rất nhiều những dối trá khác. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ một trung tâm, văn phòng nào đó, hãy liên hệ mình. Mình luôn trả lời trung thực và nhiệt tình nhất cho bạn.
Văn phòng: 1172i Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 11, Tp.HCM
Kết luận
Trên đây, mình đã hướng dẫn thi bằng lái xe máy cho các bạn một cách chi tiết. Tuy nhiên, mình luôn khách quan, nên trong quá trình chia sẻ bài viết nếu còn điều gì quan trọng chưa trình bày thì mình sẽ update bài viết sau.
Các bạn hãy chia sẻ bài viết này đến người thân, bạn bè của bạn (những người đã lái xe từ lâu mà chưa có giấy phép lái xe) để mọi người xem qua mà tự tin đăng ký.
Mình còn khuyến khích học viên hãy làm theo hướng. Khi nào nhuần nhuyễn, tự tin thì đăng ký thi 1 lần là xong luôn!
“Hướng dẫn thi bằng lái xe máy A1 – Cẩm nang từ A – Z” là tài liệu độc quyền của Trung Tâm Dạy Lái Xe An Toàn. Các bạn chia sẻ vui lòng ghi rõ nguồn!